XE THƯƠNG MẠI - XE CHUYÊN DỤNG EURO 4 KHÁC

Hổ trợ trực tuyến

Nguyễn Quốc Khánh - 09.0341.0268

Nguyễn Quốc Khánh - 09.0341.0268

TỔNG ĐẠI LÝ PHÂN PHỐI XE THƯƠNG MẠI VÀ CÁC LOẠI XE CHUYÊN DÙNG, MÁY CÔNG TRÌNH KHÁC

Thống kê

  • Đang online 0
  • Hôm nay 0
  • Hôm qua 0
  • Trong tuần 0
  • Trong tháng 0
  • Tổng cộng 0

Từ 1/1/2025: Nghiêm cấm việc giữ phương tiện khi người điều khiển không có lỗi

Sau khi kết thúc khám nghiệm phương tiện giao thông, xác định người điều khiển phương tiện không có lỗi và không vi phạm các quy định khác của pháp luật thì phương tiện giao thông phải được trả ngay cho chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện.

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý được quy định tại Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

Theo đó, Thông tư quy định việc tạm giữ phương tiện, đồ vật, tài liệu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề của người điều khiển phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ được thực hiện theo quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và các quy định khác có liên quan.

tai-nan-giao-thong.jpg
Một vụ tai nạn giao thông giữa xe container và xe ô tô 5 chỗ. Ảnh minh họa

Đối với trường hợp các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông đã được tích hợp trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên Ứng dụng định danh quốc gia khi tạm giữ giấy tờ, Cảnh sát giao thông thực hiện việc tạm giữ giấy tờ trên môi trường điện tử.

Trước khi kéo dài thời hạn tạm giữ phương tiện, đồ vật, tài liệu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề của người điều khiển phương tiện, cán bộ được phân công điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ phải báo cáo đề xuất kéo dài thời hạn tạm giữ theo Mẫu số 10/TNĐB ban hành kèm theo Thông tư này.

Việc xử lý phương tiện, đồ vật, tài liệu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề của người điều khiển phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ được thực hiện theo quy định tại Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và các quy định khác có liên quan.

Sau khi kết thúc khám nghiệm phương tiện giao thông, xác định người điều khiển phương tiện không có lỗi và không vi phạm các quy định khác của pháp luật thì phương tiện giao thông phải được trả ngay cho chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện. Nghiêm cấm việc giữ phương tiện giao thông của các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông để làm căn cứ giải quyết bồi thường thiệt hại.

Một nội dung đáng chú ý khác, đó là trong quá trình điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông đường bộ, nếu có căn cứ xác định hiện trường bị xáo trộn, hiện trường giả hoặc xét thấy cần thiết cho việc điều tra, xác minh, giải quyết thì tổ chức dựng lại hiện trường vụ việc để điều tra, xác minh.

Việc dựng lại hiện trường phải có kế hoạch dựng lại hiện trường theo Mẫu số 16/TNĐB ban hành kèm theo thông tư này và được lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt.

Nội dung dựng lại hiện trường gồm: xác định lại vị trí người bị nạn, tang vật, phương tiện, dấu vết để lại; xem xét lại những tình huống, hành vi và tình tiết khi xảy ra vụ tai nạn giao thông; đo và vẽ lại sơ đồ hiện trường; chụp ảnh để làm cơ sở so sánh đối chiếu.

Kết thúc dựng lại hiện trường phải lập biên bản khám nghiệm hiện trường dựng lại, vẽ sơ đồ hiện trường vụ việc được dựng lại; những người tham gia dựng lại hiện trường ký, ghi rõ họ, tên vào biên bản và sơ đồ.

Nguồn: https://congly.vn/tu-1-1-2025-nghiem-cam-viec-giu-phuong-tien-khi-nguoi-dieu-khien-khong-co-loi-461593.html

Bình chọn tin tức

Bình chọn tin tức: (5.0 / 1 đánh giá)

Bình luận

Top

   (0)